Theo thống kê từ các chuyên gia thì có khoảng 70% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. Vậy, khi mang thai bị nấm âm đạo các bạn nên làm gì ? Sau đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ phòng khám phụ khoa.
Nếu bạn bị nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống. Trong thời gian mang thai, thuốc đặt tại chỗ là phương pháp điều trị viêm âm đạo tốt và ít gây ảnh hưởng nhất cho bé. Trong những tháng đầu thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ cho bạn áp dụng phác đồ điều trị 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày tùy tình trạng bệnh. Nếu phát hiện nấm trong thời gian 1 tháng trước sinh, bạn sẽ được đặt 1 viên thuốc trị nấm, giúp ngăn chặn không cho bé nuốt nấm khi sinh ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn 1 loại kem kháng nấm âm đạo đặc trị để xoa nhẹ vùng da xung quanh cửa mình, hậu môn, đùi… để trị ngứa trong trường hợp cần thiết.
Thai phụ tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và mua thuốc điều trị cho mình. Vì trong thai kỳ, tất cả các loại thuốc đều phải có chỉ định của bác sĩ, bạn không thể biết được thuốc đó có ảnh hưởng đến bé hay không.
Giảm nguy cơ nhiễm nấm bằng cách.
Thuốc sẽ giúp bạn đánh bật tình trạng nấm ngay lúc đó, quan trọng hơn hết, bạn cần giữ vùng sinh dục sạch sẽ, khô thoáng để tránh tình trạng tái phát, lờn thuốc, sẽ rất khó chữa trị:
- Mặc đồ lót bằng cotton
- Tránh mặc đồ chật, bó sát
- Bỏ bớt đồ lót vào ban đêm
- Tránh tự ý dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ
- Giữ vùng sinh dục khô thoáng
-Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo trong thai kỳ
- Luôn luôn lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh
0 coment�rios:
Đăng nhận xét