Breaking News
Loading...
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Tổng quan về viêm âm đạo

tháng 11 02, 2013
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa mà phụ nữ gặp phải nhiều nhất. Tuy có nhiều phụ nữ mắc phải viêm âm đạo nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh. Sau đây hãy cùng các chuyên gia phụ khoa tìm hiểu những điều cơ bản về bệnh viêm âm đạo.

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo.

  • Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Chlamydia vaginitis cũng là nguyên nhân có thể gây viêm âm đạo. Bệnh quan trọng ở chỗ đa số bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng có thể bị bỏ qua (huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, có thể rong huyết ít, đặc biệt sau giao hợp và đau vùng hạ vị). Nhóm nguy cơ là những người có nhiều bạn tình. Bệnh có thể tiến tới viêm nhiễm sinh dục trên và đưa đến viêm vùng chậu gây ra tình trạng đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng.

  • Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai… Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.

Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra

- Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài

- Tiểu đường không kiểm soát được

- Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch

- Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài

- Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)

- Thai kỳ

- Dụng cụ tránh thai

2. Triệu chứng của viêm âm đạo.  

- Khí hư: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)

- Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)

- Đau khi giao hợp

- Đau khi đi tiểu

- Xuất huyết âm đạo nhẹ (±)

- Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới

- Độ pH âm đạo thay đổi

3. Độ tuổi thường gặp.

Tuổi chưa dậy thì: có thể do nhiễm trùng vi sinh, cũng có khi do dị vật hay nhiễm giun sán từ đường tiêu hóa. Nguyên nhân lạm dụng tình dục cũng nên được nhớ đến. Cũng nên xem xét đến các nguyên nhân ác tính.

Triệu chứng lâm sàng ở nhóm tuổi này cũng tương tự như ở độ tuổi sinh sản.

Tuổi sinh sản: đa số do các tác nhân vi sinh, đặc biệt là STDs.

Tuổi mãn kinh: đa số do tình trạng thiểu dưỡng của niêm mạc âm đạo. Khi mãn kinh, do sự sụt giảm estrogen, lớp tế bào bề mặt âm đạo sẽ không phát triển đầy đủ, cũng như không đủ lớp glycogen bề mặt dẫn đến thiếu hụt nhóm khuẩn Lactobacili. Niêm mạc âm đạo trở nên yếu ớt trong một môi trường âm đạo không đủ độ acid như thông thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm âm đạo phát triển.

4. Phương pháp điều trị viêm âm đạo

- Sử dụng thuốc: tùy theo nguyên nhân mà có thể sử dụng các cách điều trị viêm âm đạo khác nhau

Metronidazole hay clindamycin, tại chỗ hay đường uống là chọn lựa cho viêm âm đạo do tạp trùng (Clindamycin có ảnh hưởng đến Lactobacili trong khi metronidazole không có). Đối với trichomonas, liều dài hạn hay ngắn hạn của metronidazole đều có hiệu quả tương đương (RR 1,12 CI95% 0,58-2,16) (12). Với nguyên nhân nấm men, nhóm azole tỏ ra có hiệu quả hơn nhóm nystatin, đường tại chỗ thường được sử dụng hơn. Các nhóm STDs khác tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị đặc hiệu. Trong thai kỳ, không khuyến cáo sử dụng nhóm azoles đường uống; nhóm Metronidazole tuy chưa có bằng chứng gây quái thai, vẫn khuyên nên sử dụng sau 20 tuần thai, có thể uống hay đặt âm đạo.

Vấn đề kháng thuốc:

Tình trạng thuốc đặt âm đạo được xem như thuốc OTC, cho phép mua và sử dụng dễ dàng đã tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đưa đến tình trạng kháng thuốc, đặc biệt đối với nhóm nấm men gây bệnh. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn (một liều duy nhất hay liều ngắn ngày) cũng góp phần gia tăng nhóm kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hay không đầy đủ. Điều trị với liều ngắn hạn không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp viêm âm đạo do nấm có biến chứng.

Điều trị viêm đạo do thiểu dưỡng ở người mãn kinh: bổ sung estrogen bằng đường toàn thân hay tại chỗ có hiệu quả đáng kể. Nếu như đường tại chỗ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng thì đường toàn thân sau đó sẽ ngăn ngừa tái phát. Trong trường hợp chống chỉ định đường toàn thân, có thể sử dụng lâu dài estrogen tại chỗ.

Vai trò Lactobacili trong điều trị viêm âm đạo: rõ ràng khi lactobacili sụt giảm, tình trạng viêm âm đạo sẽ dễ xảy ra; cũng như khi có viêm âm đạo, thường sẽ có thay đổi lactobacili bất kể nguyên nhân gây viêm âm đạo. Khuynh hướng điều trị viêm âm đạo thường cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho lactobacili phát triển.

0 coment�rios:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer